banner

Lý giải các chỉ số SPF và PA ghi trên kem chống nắng là gì?

05/07/2022 0 Bình luận

Dù làm kem chống nắng hay sản phẩm có hỗ trợ tính năng chống nắng thì chắc chắn các chỉ số được chú thích bên trên bao bì sẽ nói với bạn cụ thể về sự chất lượng của sản phẩm cũng như đáp ứng được nhu cầu chống nắng cho da mặt hoặc body. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng hoặc biết toàn bộ về chỉ số “SPF là gì?” và “PA là gì?” có trên kem chống nắng. Chính vì vậy mẫu tin tức sau đây sẽ giúp giải đáp toàn bộ thắc mắc mà bạn đang gặp khi chọn mua kem chống nắng tốt nhất cho bản thân.

Tác hại của tia UV đối với da mặt của chúng ta

Để nói về tác nhân gây hại đến sức khỏe của con người và làn da thì ngoài khói bụi ô nhiễm thì tia UV chính là “kẻ” nguy hiểm nhất khi dễ dàng khiến bề ngoài chúng ta trở nên kém thẩm mỹ và làm ảnh hưởng đến sức khỏe một cách nghiêm trọng.

Chính vì là “kẻ thù” của mọi người nên việc tìm hiểu về chúng một cách kỹ lưỡng là điều hoàn toàn cần thiết và không nên chủ quan khi không che chắn cẩn thận trước khi ra đường.

1.1 Tia UV có mấy loại?

Tia UV là gì? (từ tiếng Anh Ultraviolet) hay còn được gọi là tia cực tím hay tia tử ngoại là gì? -  là sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn ánh sáng nhìn thấy nhưng dài hơn tia X.

Phổ tia cực tím bao gồm thành tử ngoại gần (có bước sóng từ 380 đến 200 nm) và tử ngoại xạ hay tử ngoại chân không (có bước sóng từ 200 đến 10 nm).

Nếu bạn bắt đầu quan tâm sâu đến tác hại của tia cực tím lên sức khỏe của bản thân và môi trường, thì phổ của tia cực tím chia ra làm các phần:

● Nhóm UVA (tia cực tím bước sóng 320 – 400nm) 95% tia nắng mặt trời là UVA: Tác hại của tia cực tím bước sóng A là khiến da của chúng ta nhăn nheo. Oxit kẽm và oxit titan rất hiệu quả trong việc chống tia UVA.

● Nhóm UVB (tia cực tím bước sóng B 290 – 320nm)): Tác hại của tia UV với da sẽ gây cháy nắng, làm giảm khả năng sản xuất collagen và elastin trên da.

● Nhóm UVC (bước sóng 100 – 290nm): Tia UVC và một phần tia UVB không tới được trái đất vì bị lọc qua khí quyển. Tia sáng này có thể tiêu diệt acid nucleic trong các tế bào, phá hủy ADN tồn tại trong các cơ thể sống... UVC chính là thứ ánh sáng ma quái ám ảnh sự tồn tại và sự sống của loài người trên trái đất. Đây là loại tia gây hại nhất.

Tuy nhiên, về cơ bản thì hai nhóm tia UVB và UVA là hai loại tia cực tím cơ bản có thể chiếu đến mặt đất và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.


Tia UV là gì có mấy loại? Có mấy loại tia UV

1.2 Loại nào gây ảnh hưởng xấu đến da và sức khỏe nhất?

Tuy nói tia UV không tốt cho da và sức khỏe của chúng ta nhưng cụ thể thì tia UVA được coi là kẻ “giết người thầm lặng” nhất.

Không giống như tia UVB, bạn không hề cảm thấy những ảnh hưởng của nó, nhưng thực ra nó đang thâm nhập sâu vào da, tàn phá mọi tầng của da một cách âm thầm.

Tác hại của tia cực tím đối với da được gây ra chủ yếu bởi tia UVA. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nếp nhăn và làm tăng phần lớn nguy cơ gây ung thư da.

Tia UVA được coi là "kẻ giết người thầm lặng", bạn sẽ không hề cảm thấy gì, nhưng những tác hại của tia cực tím UVA vẫn đang âm thầm phá hủy làn da bạn.

Một điểm khác biệt nữa là tia cực tím UVA có khả năng xuyên qua kính gây nên những tác hại của tia cực tím cho da, trong khi tia UVB thì không.

Trừ khi tấm kính cửa sổ hoặc trên xe ô tô được thiết kế đặc biệt để lọc tia UVA, sử dụng kem chống nắng là một điều vô cùng quan trọng để bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím này.

1.3 Một số tác hại kinh khủng của tia UV

Như những dẫn chứng đã trình bày ở trên, tia tử ngoại là tác nhân gây ung thư nổi bật và phổ biến trong môi trường hiện nay.

Tình trạng tiếp xúc quá lâu với ánh sáng mặt trời có khả năng gây ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy và khối u ác tính. Nghiên cứu cho thấy rằng có đến 90% người bệnh ung thư da là do bức xạ UV.

Ở mức độ nhẹ hơn thì đó là hiện tượng cháy nắng - là vết bỏng xảy ra khi các tế bào da bị tổn thương, tình trạng này là do da hấp thụ năng lượng từ tia UV.

Lúc này, máu sẽ chảy thêm vào vùng da bị tổn thương để chữa lành. Đó là lý do tại sao da của bạn chuyển sang màu đỏ khi bị cháy nắng.

➥ Lưu ý: Bạn không nên chủ quan cho rằng cháy nắng chỉ là một vấn đề nhất thời của tác hại của tia cực tím, tình trạng này có thể trở nên bỏng rát nghiêm trọng. Thậm chí, tác hại của tia UV còn gây ra những hậu quả về lâu dài cho làn da như tạo nếp nhăn và ung thư da, thông qua sự tác động trực tiếp tới DNA của da.

Một số nghiên cứu từ các nhà khoa học còn cho rằng tình trạng tiếp xúc quá nhiều với bức xạ UV sẽ gây ra tác dụng ức chế không tốt cho hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Đặc biệt tác hại của tia UV đối với mắt cũng khá nguy hiểm gây “bỏng” trên bề mặt mắt, được gọi là tuyết mù (snow blindness) hoặc viêm giác mạc ánh nắng (photokeratitis).

Ngoài việc gây hại sức khỏe thì tia UV còn được ví là khắc tinh của nhóm đối tượng sở hữu làn da khô khi thúc đẩy nhanh hơn quá trình lão hóa, đặc biệt là làm cho da sản sinh sắc tố melanin nhiều hơn gây ra sạm nám.


Tác hại của tia cực tím bạn nên biết

1.4 Một số cách phòng chống tia UV hiệu quả

Vì tác hại của tia cực tím đối với sức khỏe chúng ta quá nghiêm trọng nên việc phòng chống sao cho hiệu quả nhất luôn là điều nhận được nhiều sự quan tâm.

● Mặc quần áo dày: Để chống được tia UV gây hại đến da thì bạn nên lựa chọn quần áo dày giảm bớt ánh sáng mặt trời. Bạn hãy thử đặt bàn tay dưới lớp áo hoặc quần và nguồn sáng, nếu bạn có thể nhìn thấy bàn tay mình qua lớp vải thì quần áo vẫn chưa đủ khả năng bảo vệ.

● Che nắng khi đi ngoài trời: Nếu đi bộ ngoài trời, bạn nên có ô chống tia UV hoặc chiếc mũ rộng vành và đeo kính râm chống tia UV để bảo vệ cổ, tai, mắt, trán, mũi và da đầu. Khi đi xe máy, bạn nên mặc quần áo dài hoặc trang phục chống nắng.

● Chế độ ăn uống: Tránh ăn nhiều đồ chua, ngọt, dầu mỡ và đồng thời bạn nên bổ sung các loại rau giàu kali như rau mồng tơi, rau đay… Bạn cũng nên ăn các loại trái cây giàu vitamin như dâu, cam, táo, chuối… vừa tốt cho sức khỏe vừa bảo vệ làn da.

● Hạn chế tiếp xúc ánh nắng: Tia UV có cường độ mạnh nhất trong khoảng từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, bạn nên hạn chế ra ngoài thời điểm này. Nếu bạn không chắc chắn về cường độ ánh sáng của mặt trời, bạn hãy thực hiện bài kiểm tra bóng. Nếu bóng đen của bạn ngắn hơn người thì lúc này cường độ tia UV còn mạnh.

● Sử dụng kem chống nắng: Thói quen dùng kem chống nắng có thể giúp bạn chống lại tia UVA và UVB khỏi tổn thương da. Chỉ số SPF trong kem chống nắng chính là mức độ bảo vệ da khỏi các hư tổn do tia UVB gây nên, bạn hãy chọn kem chống nắng có chỉ số SPF 15 trở lên.

➥ Chú thích: Chỉ số SPF 15 có thể được hiểu rằng da của bạn nếu không được bảo vệ dưới ánh nắng mặt trời sẽ mất 20 phút để bắt đầu tấy đỏ. Khi bạn dùng kem chống nắng SPF 15, thời gian bị tấy đỏ sẽ lâu hơn 15 lần so với khi không dùng kem nghĩa là khoảng 5 tiếng.

2. Chỉ số SPF và PA trên kem chống nắng là gì?

Với những thông tin trên, chắc hẳn ai trong số chúng ta đều đã nhận thức rất rõ về tầm nguy hiểm của tia UV đến từ ánh nắng mặt trời rồi đúng không nào.

Chính vì vậy, để giúp ngăn chặn sự gây hại đến từ ánh nắng mặt trời thì kem chống nắng dành cho mọi làn da chính là một gợi không thể thiếu sót vì rất cần phải sử dụng hằng ngày.

Để hiểu rõ về những chú thích và số liệu có trên bao bì sản phẩm, một số định nghĩa cơ bản nhất sau đây sẽ giúp bạn sớm lựa chọn được sản phẩm phù hợp với bản thân nhất đấy nhé!


Chỉ số SPF và PA trên kem chống nắng

2.1 Chỉ số SPF trên kem chống nắng

Chỉ số SPF (Sun Protection Factor) là chỉ số thể hiện khả năng chống nắng và bảo vệ làn da khỏi tia UVB (một loại tia cực tím) từ ánh nắng mặt trời của kem chống nắng.

Ý nghĩa chỉ số SPF sẽ giúp đo lường khoảng thời gian mà da của một người trở nên sạm nếu không dùng kem chống nắng.

Trên thực tế, nếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong vòng 10-20 phút mà không dùng kem chống nắng thì da của bạn có khả năng bị sạm rất cao.

Thông thường loại kem chống nắng có chỉ số SPF là 15 (chỉ số trung bình thấp nhất nên sử dụng) sẽ giúp da chống nắng gấp 15 lần (khoảng 2,5 đến 5 giờ).

Chỉ số SPF trong kem chống nắng thông thường thấp nhất sẽ là 15 và cao nhất là 100. Theo định mức Quốc tế thì 1 SPF có khả năng bảo vệ làn da và hạn chế những tác hại của tia UV trong khoảng 10 phút. Cụ thể như sau:

● Kem chống nắng có chỉ số SPF là 15 sẽ có tác dụng bảo vệ dạ trong vòng 150 phút.

● Kem chống nắng có chỉ số SPF là 50 sẽ có tác dụng bảo vệ dạ trong vòng 500 phút.

Tuy nhiên theo như nghiên cứu thì chỉ số được chú thích trên kem chống nắng là 15 thì không có nghĩa là da bạn sẽ hoàn toàn được bảo vệ trong 5 giờ.

Các bác sĩ chuyên khoa da liễu khuyên bạn nên bôi lại kem chống nắng cách 2 – 4 giờ một lần bởi vì lớp kem chống nắng có thể trôi đi khi đổ mồ hôi hay khi tiếp xúc với nước.

Cách đọc hiểu chỉ số SPF và ý nghĩa chỉ số SPF: Chỉ số SPF được hiểu theo 2 cách như sau:

● Theo thời gian: Nghĩa là lấy chỉ số SPF nhân 10 để tính được thời gian bảo vệ da chống tác hại của tia UVB tính bằng phút. Ví dụ kem chống nắng có chỉ số SPF là 30 thì thời gian bảo vệ da khỏi tác hại của tia UVB là 300 phút.

● Theo phần trăm: Khi đặt trong điều kiện hoàn hảo thì kem chống nắng có chỉ số SPF là 15 sẽ chặn được khoảng 93,4% tác hại từ tia UV, SPF 30 là khoảng 96,7%, SPF 50 là khoảng 98%. Tỷ lệ này cũng mang tính chất tương đối trong một thời gian nhất định.

Vẫn còn rất nhiều bạn hiểu sai về chỉ số SPF khi tin rằng loại kem chống nắng có chỉ số càng cao thì sẽ càng chống nắng tốt và nuôi dưỡng làn da hiệu quả hơn những sản phẩm có chỉ số thấp hơn.

Tuy nhiên điều đó hoàn toàn không chính xác và bạn cần đọc thêm thông tin ở danh mục số 3 để hiểu rõ hơn về việc sử dụng kem chống nắng có chỉ số cao thì an toàn cho da không nhé.

2.2 Chỉ số PA có trên kem chống nắng

PA (Protection Grade of UVA) là chỉ số đo lường khả năng lọc tia UVA có trong kem chống nắng dành cho da do chính Hiệp hội mỹ phẩm Nhật Bản công bố.

PA được quy đổi từ PFA (Protection Factor of UVA, hay còn gọi là UVAPF). PFA được tính dựa trên MPPD (Minimal Persistent pigment darkening dose) – liều lượng UVA tối thiểu để tạo ra rám da trong vòng 2-4h sau khi phơi nắng.

Cách đọc chỉ số PA trên kem chống nắng: Thông thường trên bao bì kem chống nắng chỉ số PA được thể hiện kèm theo các dấu “+”, được hiểu như sau:

● PA+ có khả năng chống tia UVA ở mức từ 40-50%.

● PA++ có khả năng chống tia UVA tốt hơn, ở mức từ 60-70%.

● PA+++: có khả năng chống tia UVA tốt, tới 90%.

● PA++++: Có khả năng chống tia UVA rất tốt, trên 95%.

Hiện tại các sản phẩm kem chống nắng đều cung cấp chỉ số lọc tia UVA khá lâu trên da, thông thường khoảng 4 – 8 giờ (PA++), 8 – 12h (PA+++), hoặc hơn 16 giờ đồng hồ (PA++++).

Được sử dụng ở các nước châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc, hệ thống PA đơn giản hóa và nhóm các xếp hạng từ một bài kiểm tra PPD. Nó dao động từ PA + đến PA ++++, là PA + kem chống nắng có PPD từ 2 đến dưới 4, PA ++ một với PPD từ 4 đến 8, PA +++ từ 8 đến 16 và cuối cùng là PA ++++ với PPD từ 16 trở lên.


Chỉ số PA trong kem chống nắng có mấy cấp độ?

2.3 Chỉ số PPD là gì?

Chỉ số PPD (Persistent Pigment Darkening), là chỉ số dùng để đánh giá sự tạo sắc tố trên da sau 2h phơi nắng. Chỉ số này được sử dụng chủ yếu ở Châu Á và Châu Âu, nó tương tự như chỉ số SPF nhưng sự khác biệt chính ở đây là chúng ta đang nói về phơi nhiễm UVA chứ không phải UVB.

PPD được thử nghiệm trên một nhóm người tiếp xúc với ánh sáng UVA. Tất cả đều được phân tích về thời gian da của họ bị sạm và so sánh kết quả giữa da không được bảo vệ và được bảo vệ.

Vì vậy, PPD = 10 có nghĩa là sẽ mất nhiều thời gian hơn 10 lần để làn da của bạn rám nắng, so với khi nó không được bảo vệ hay nói cách khác, nó cho phép một người 10 lần tiếp xúc nhiều với tia UVA so với người không thoa kem.

2.4 Một số thông tin khác trên kem chống nắng bạn cần biết

Nếu bạn chuộng sử dụng sản phẩm chống nắng từ các quốc gia như Anh, Mỹ hay một vài quốc gia Châu Âu, bạn sẽ thấy rằng các nhãn thường không cung cấp chỉ số PA hay nhãn thông tin “UVA protect”.

Thay vào đó sẽ là dòng chữ “Broad Spectrum”, “Multi Spectrum” hoặc “Full Spectrum”, có nghĩa là “quang phổ rộng”. Tức là công nhận đầy đủ điều kiện chống nắng, có tác dụng hạn chế tác hại của cả 2 tia UVA và UVB.

Ngoài ra, nếu bạn ưa chuộng vận động hoặc bơi lội thì nên quan tâm đến dòng chữ “waterproof” hoặc “water-resistant” trên nhãn nhé.

Dòng chữ chú thích này sẽ báo hiệu cho bạn biết loại kem chống nắng chính hãng này sẽ có khả năng không thấm nước hoặc chống trôi kem trên da hiệu quả.

Chính vì vậy, viện hàn lâm da liễu Mỹ khuyên rằng chúng ta nên dùng loại kem chống nắng với chỉ số SPF là 30 nếu dùng thường xuyên và dùng loại với chỉ số SPF 50 trước khi tham gia vào những hoạt động ngoài trời.

Một điều quan trọng nữa khi chọn kem chống nắng đó là bạn hãy cân nhắc xem mình có bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong sản phẩm hay không.

Theo như các chuyên gia ung thư nghiên cứu, các loại kem chống nắng sử dụng rất nhiều hóa chất ngăn các tia UV xuyên vào da bạn.

Nhiều người có thể rất nhạy cảm hoặc dị ứng với một số thành phần nhất định có bên trong kem chống nắng như PABA,… nên sẽ gây ra những biểu hiện bệnh tật khó điều trị.

Đặc biệt, nhiều sản phẩm hiện nay là sự kết hợp giữa dòng sunblock và sunscreen. Vì vậy, hãy kiểm tra nhãn hiệu kĩ lưỡng khi mua nếu bạn bị dị ứng với bất kì thành phần nào của kem chống nắng.


Water-resistant trên kem chống nắng

3. Có nên dùng kem chống nắng có độ SPF cao không?

Những đã nói sơ qua ở phần trên, suy nghĩ sai lầm nhất của người dùng kem chống nắng đó là lựa chọn sản phẩm có chỉ số chống tia UV càng cao thì sẽ càng bảo vệ cho da an toàn.

Để lý giải vì sao suy nghĩ này không đúng và làm hư hại da của bạn hằng ngày khi sử dụng, hãy đọc ngay những thông tin sau đây!

3.1 Có phải chỉ số chống nắng càng cao sẽ bảo vệ da càng tốt?

Việc sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF/PA cao, nhưng không phù hợp với làn da có thể gây ra tình trạng dị ứng và nổi mẩn đỏ.

Bên cạnh đó, khi sử dụng loại có chỉ số SPF cao lại lưu trên da lâu hơn, dễ gây bít lỗ chân lông và làm da bị tổn thương, nhanh chóng xuất hiện các dấu hiệu lão hóa.

Một số lý do dễ hiểu vì sao không nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng cao:

● Việc sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF cao chưa chắc đã phù hợp với làn da của người sử dụng.

● Các loại kem chống nắng có chỉ số SPF cao thường tập trung vào việc chống tia UVB hơn là tia UVA.

● Thời gian chống nắng của kem chống nắng có chỉ số SPF trên 60 cũng không hơn loại SPF 50 mấy, nhưng khi sử dụng loại có chỉ số SPF cao lại lưu trên da lâu hơn, dễ gây bít lỗ chân lông và làm da bị tổn thương, từ đó nhanh chóng xuất hiện các dấu hiệu lão hóa da.

3.2 Kem chống nắng có chỉ số bao nhiêu là tốt nhất

Theo như các chuyên gia về da liễu đã nghiên cứu thì chúng ta chỉ nên sử dụng các loại kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 đến SPF 60.

Những loại kem chống nắng có chỉ số SPF nhỏ hơn 30, không mang lại hiệu quả như mong đợi. Tuy nhiên nếu tình trạng da của bạn đang bị mụn gây viêm và sưng thì bạn chỉ nên dùng loại kem chống nắng có chỉ số SPF từ 15-30 để tránh gây kích ứng da.

Đối với các chỉ số SPF rất cao từ 60-100, thì chỉ nên sử dụng ở những vùng da đặc biệt cần tránh nắng như da đang điều trị nám hay bị dị ứng với ánh nắng.

Đối với chỉ số PA, bạn nên ưu tiên những loại kem chống nắng có PA+++ hoặc PA++ để mang lại hiệu quả bảo vệ tốt hơn và thời gian bảo vệ dài hơn.

Việc lựa chọn kem chống nắng chính hãng như thế nào là tốt nhất với làn da của mình còn phụ thuộc vào chỉ số SPF. Không phải cứ chỉ số SPF càng cao thì càng tốt, vì có thể gây ảnh hưởng tới da và hiệu quả chống nắng cũng không hơn các loại chỉ số SPF thấp hơn.

3.3 Một số lầm tưởng khi hiểu không đúng về SPF và PA

“Sử dụng kem chống nắng có SPF/PA cao thì không cần bôi lại” chính là suy nghĩ sai lầm đầu tiên mà không chỉ có phải đẹp, nam giới cũng thường lầm tưởng khi sử dụng.

Kem chống nắng có chỉ số SPF/PA càng cao, càng thể hiện hiệu quả chống tia UV vượt trội, tuy nhiên chỉ mang tính chất tương đối và còn phụ thuộc vào thời gian sử dụng kem. Vì thế, trung bình sau 2 – 3 giờ, bạn cần bôi lại kem chống nắng lại để bảo vệ da tốt nhất.

Thông thường, bạn chỉ dùng 1/2 đến 1/4 khối lượng kem chống nắng cần thiết. Để chống nắng hiệu quả, bạn cần bôi đủ lượng kem theo FDA khuyến cáo là 2 mg/ cm2 bề mặt da. Vì vậy liều lượng ít vẫn đảm bảo chất lượng có thể nói là hoàn toàn không đúng.

Đặc biệt nhất chính là khi chúng ta thấy trời âm u, nhiều mây thì đã vội nghĩ không dùng kem chống nắng cũng chả sao vì tia UV không có.

Tuy nhiên trên thực tế tia UV vẫn ngấm ngầm xuyên thấu qua mây và ảnh hưởng trực tiếp vào da của bạn. Chính vì vậy đừng nghĩ trời mưa hoặc nhiều mây thì đã vội nghĩ không cần sử dụng kem chống nắng nhé.

Kem chống nắng chỉ giúp hạn chế tác hại của tia UV và chỉ mang tính chất tương đối. Vì thế, bạn cần hạn chế tối đa để làn da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và mặc thêm áo khoác, váy chống nắng, khẩu trang,... để bảo vệ bản thân mình tốt hơn nhé.

3.4 Một số gợi ý mua sắm kem chống nắng phù hợp cho từng loại da

Để góp phần giúp bạn có thể lựa chọn kem chống nắng phù hợp với đặc tính của làn da, một vài thông tin cơ bản nhất sau đây sẽ là một gợi ý thú vị trên con đường chọn tìm mỹ phẩm làm đẹp chính hãng tốt nhất.

● Da nhạy cảm: Nếu bạn có làn da quá nhạy cảm, chú ý tránh xa thành phần oxybenzone và PABA, tức có thể bạn sẽ phải nói không với kem chống nắng hóa học.

● Da khô: Da khô do thiếu chất dưỡng ẩm, vì vậy khi chọn kem chống nắng bạn nên chọn loại dành cho da khô (for dry skin) hoặc tăng cường khả năng dưỡng ẩm (moisture) để tránh cho da rơi vào tình trạng khô căng, dễ lão hóa khi tiếp xúc với ánh nắng.

● Da dầu: Da dầu lại còn thêm lớp kem chống nắng bám trên mặt sẽ khiến da ngày càng khó chịu. Thế nên bạn nên lưu ý chọn các loại kem chống nắng dạng gel, nước không gây nhờn (no sebum) hoặc không dầu (oil free, oil cut) để da được thông thoáng hơn.

● Da bị mụn: Bạn cần chú trọng chọn loại kem chống nắng trên nhãn có ghi “không gây bít tắc lỗ chân lông” (non-comedogenic), và không có các thành phần như mùi hương, oxybenzone, cồn và PABA (tức kem chống nắng hóa học).

Đặc biệt, đối với các chị em thường xuyên trang điểm khi đi làm thì rất cần đọc qua bài viết Cách sử dụng kem chống nắng khi trang điểm chuẩn nhất đã được 2momart chia sẻ tại website để không phải lúng túng khi lựa chọn hoặc sử dụng kem chống nắng mỗi ngày.
 

BÌNH LUẬN:
zalo
Hotline: 0989 475 112
popup

Số lượng:

Tổng tiền: