banner

Công dụng và thành phần các loại kem chống nắng

30/06/2020 0 Bình luận

Mùa hè đã đến! Đây là thời gian dành cho những buổi dã ngoại gia đình hoặc đắm mình trong dòng nước biển mát lạnh. Tuy nhiên, ngoài lượng vitamin D dồi dào, thì đây cũng là thời điểm mà các tia tử ngoại truyền xuống mặt đất nhiều nhất. Vì vậy mà bạn cần thường xuyên sử dụng kem chống nắng như một cách để bảo vệ làn da của mình trong những ngày trời oi bức. Vậy bạn đã thật sự hiểu đúng về các loại kem chống nắng chưa? Hãy cùng DABO tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

1. Các loại tia bức xạ ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Như chúng ta đều biết, ánh sáng mặt trời là nguồn gốc duy trì sự sống. Tuy nhiên, một số tia bức xạ từ mặt trời đặc biệt là tia UV (hay còn gọi là “tia tử ngoại, tia cực tím”) lại là nguyên nhân gây hại cho sự sống nhất là đối với làn da. Ba loại tia UV gây hại nhiều nhất đối với da của chúng ta đó là tia UVA, UVB và UVC. Ba loại tia có bước sóng rất ngắn do đó bằng mắt thường ta không thể nào nhìn thấy chúng được

1.1 Tia UVA
UVA là loại tia có bước sóng 315 – 400nm. Thời gian hoạt động của tia UVA như sau:

Từ trước 10h sáng – sau 2h chiều chiếm khoảng 99% lượng tia cực tím chiếu xuống mặt đất.
Từ khoảng 10h – 2h chiều chiếm 95%.
Tia UVA là nguyên nhân gây lão hóa da. “Anh ta” âm thầm thâm nhập vào da của chúng ta, tấn công vào lớp hạ bì trên da. Vì vậy, đây là nguyên nhân gây các chứng bệnh ngoài da và mắt như viêm da, ung thư da,… về lâu dài còn có thể gây mất khả năng miễn dịch của cơ thể. Loại tia này xuất hiện suốt cả ngày, quanh năm, không kể khi trời mây hay trời nắng. Nếu bạn thấy ánh sáng ban ngày vào bất cứ lúc nào, tia UVA có mặt lúc đó.

1.2 Tia UVB
Tia UVB là tia có bước sóng từ 280 – 315nm. Thời gian hoạt động của tia UVA như sau:

Khoảng trước 10h sáng và sau 2h chiều, chiếm 1% lượng tia cực tím chiếu xuống Trái Đất.
Từ khoảng 10h sáng – 2h chiều chiếm 5%.
Sở dĩ tia này có lượng ít hơn tia UVA bởi vì hầu hết UVB bị tầng ozon ngăn lại. Tầng ozon như chiếc lá chắn ngăn không cho tia này truyền tới mặt đất. Tuy nhiên, do hiện tượng nóng lên toàn cầu cũng như tầng ozon ngày càng mỏng nên cường độ tác động của tia này xuống mặt đất ngày càng tăng.

Loại tia này tác dụng trực tiếp lên lớp biểu bì trên da chúng ta, làm da dễ bị bỏng nắng và sạm đen. Ngoài ra, nó đồng thời kích thích các hắc tố melanin, sắc tố đỏ và nâu khiến da bị biến màu đó. Tuy nhiên đây cũng chính là loại tia giúp cơ thể tổng hợp vitamin D (vào trước 10h sáng).


Các loại tia UV.

1.3 Tia UVC
Tia UVC và một phần tia UVB không tới được trái đất vì bị lọc qua khí quyển. Vì vậy nó không phải là một yếu tố nguy cơ gây ung thư da. Nó bước sóng 100 – 290nm và có khả năng tiệt trùng.
Tia UVC có thể đến từ một số nguồn nhân tạo như đèn hàn hồ quang, đèn thủy ngân, bóng đèn khử trùng UV (được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn, vi trùng khác trong nước, không khí, thực phẩm…). Tia sáng này có thể tiêu diệt acid nucleic trong các tế bào, phá hủy ADN tồn tại trong các cơ thể sống… Đây là loại tia gây hại nhất.

Nhìn chung cả ba loại tia này đều gây hại và gây thương tổn cho da. Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu da tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời mà không được bảo vệ có thể làm hư hại cho AND, thậm chí làm đột biến các tế bào da.

2. Có bao nhiêu loại kem chống nắng?

2.1 Kem chống nắng vật lý
Thường được ghi trên trên sản phẩm là Sunblock. Nguyên tắc hoạt động của kem chống nắng vật lý là tạo màng chắn vật lý phản chiếu các tia UV, không cho các tia này xâm nhập vào da.

Các chất thường có trong kem chống nắng vật lý bao gồm: Titanium Dioxide và Zinc Oxide.

Cả hai thành phần này đều là khoáng chất có dạng phấn trắng. Kích thước các hạt khoáng này khá to nên cả hai chất này sẽ không thấm vào da mà sẽ nằm lại trên bề mặt da, tạo ra lớp màng vật lý bảo vệ da.


Loại kem chống nắng vật lý.

2.2 Kem chống nắng hóa học
Nguyên tắc hoạt động của kem chống nắng hóa học là sử dụng các hoạt chất để hấp thụ và phân giải các tia UV, không cho các tia này xâm nhập vào da.
Các chất thường có trong kem chống nắng hoá học:

  • Avobenzone.
  • Octisalate.
  • Octinoxate.
  • Oxybenzone.
  • Mexoryl SX.
  • Mexoryl XL.
  • Tinosorb S.

2.3 Ưu và nhược điểm của các loại kem chống nắng

Kem chống nắng vật lý
Ưu điểm

  • Khá bền vững khi tiếp xúc ánh nắng mặt trời nên bạn thường không phải bôi lại nếu không phải hoạt động ngoài trời nhiều.
  • Dùng được cho mọi loại da, Zinc Oxide có khả năng kháng khuẩn khá hiệu quả nên có thể sử dụng cho cả em bé và các bạn có da nhạy cảm.
  • Có khả năng bảo vệ da bạn ngay sau khi bôi nên bạn không phải mất thời gian chờ đợi.

Nhược điểm

  • Gây trắng mặt và dễ để lại vệt trắng trên da nếu tán không kỹ, đặc biệt rất khó sử dụng với các bạn da tối màu.
  • Khá dễ trôi nên nếu hoạt động ngoài trời và đổ mờ hôi nhiều, bạn phải bôi lại liên tục.
  • Titanium Dioxide không chống tia UVA hiệu quả.
  • Titanium Dioxide có thể là nguyên nhân gây kích ứng da cho một số bạn.
  • Khá dày và nặng mặt, có thể gây bít tắc lô chân lông và ảnh hưởng lớp trang điểm

Kem chống nắng hóa học
Ưu điểm

  • Khá mỏng nhẹ, thấm nhanh, không bị trắng mặt hay để lại vệt trắng trên da.
  • Có khả năng bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB cao hơn kem chống nắng vật lý. Tuy nhiên, khả năng này còn phụ thuộc sự ổn định và hoạt động của các chất hoá học trong kem

Nhược điểm

  • Các hoạt chất trong kem sẽ mất dần tác dụng khi bạn tiếp xúc nhiều với ánh nắng. Vì vậy, bạn phải bôi lại nhiều lần trong ngày để đảm bảo lớp chống nắng được hiệu quả.
  • Có khá nhiều hoạt chất kết hợp với nhau nên khả năng gây kích ứng cao. Đặc biệt, các hoạt chất như Avobenzone hay Octinoxate có khả năng gây kích ứng cho da dầu mụn khi thẩm thấu vào da.
  • Phải bôi trước khi ra ngoài tầm 20-30 phút để đảm bảo các hoạt chất trong kem hoạt động tốt, khá bất tiện cho các bạn đang vội.
  • Chỉ số SPF càng cao, khả năng gây kích ứng cho da nhạy cảm càng cao.

3. Các chỉ số trên kem chống nắng

Khi mua các loại kem chống nắng, bạn thường thấy trên thân vỏ ghi các chỉ số SPF, PA, PPD, Broad Spectrum. Vậy có sự khác biệt nào giữa 3 chỉ số này?

3.1 Chỉ số SPF
SPF là viết tắt của từ Sunburn Protection Factor. Thời gian bạn có thể ở ngoài nắng khi bạn có dùng hoặc không dùng kem chống nắng. Chỉ số SPF được tính như sau: 1 SPF = 10 – 15 phút. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào da của từng người.

Ví dụ như da bạn phơi ngoài trời nắng chang chang không có gì bảo vệ hết mà khoảng 10 phút sau da có dấu hiệu đỏ lên nhè nhẹ thì 10 phút là sức chịu đựng của da bạn. Lấy 10 nhân với chỉ số SPF là 15 (10’x15 = 150’) sẽ ra được số phút mà kem chống chống có chỉ số SPF 15 bảo vệ da khỏi tia UVB.


Cách tính chỉ số SPF.

Sự thật là bạn nào có màu da càng sáng thì càng dễ bắt nắng hơn. Ngoài ra, chỉ số SPF còn được hiểu là chỉ số thể hiện khả năng ngăn chặn tia UVB của kem chống nắng dưới dạng %.

Ví dụ SPF 15% thông thường, trong điều kiện hoàn hảo, sẽ chặn được 93.4% UVB, SPF 30 là 96.7% và SPF 50 là 98% (khi ở ngoài 10 phút). Thực tế không có loại kem chống nắng nào có khả năng chống tia UV tới 100%. Điều đó không có nghĩa là chỉ số SPF thật cao thì da sẽ được bảo vệ tuyệt đối.

3.2 Chỉ số PA
Chỉ số PA (viết tắt của từ Protection Grade of UVA), được quy đổi từ PFA (Protection Factor of UVA, hay còn gọi là UVAPF). PFA được tính dựa trên MPPD (Minimal Persistent pigment darkening dose) – liều lượng UVA tối thiểu để tạo ra rám da trong vòng 2 – 4h sau khi phơi nắng.

PFA = MPPD của làn da được bôi kem chống nắng/ MPPD của da không được bảo vệ.

Với cách tính này, có thể thấy, thực ra không có khác biệt giữa PPD và PFA.

Hãy cùng xem bảng quy đổi PA so với PPD từ PFA như sau:


Cách quy đổi chỉ số PA và PFA 

3.3 Chỉ số PPD
Nếu như ảnh hưởng của tia UVB được đo lường bởi mức độ bỏng nắng, người ta dựa vào tác hại làm rám, sạm da để đo lường ảnh hưởng của tia UVA.

Chỉ số PPD biểu thị lượng tia UVA tiếp xúc với da sau khi đã bôi kem chống nắng. Tức là chỉ số PPD sẽ đo lường mức độ chống lại sự làm tối sắc tố (pigment darkening) của kem chống nắng.

PPD là chỉ số được phát minh ở Nhật Bản, song lại được sử dụng phổ biến bởi L’Oreal và ở Châu Âu.

Cách tính của PPD hoàn toàn tương tự như SPF. Do vậy, khả năng bảo vệ của PPD có thể mô tả như sau:


Ý nghĩa của chỉ số PPD 

3.4 Chỉ số Broad Spectrum
Có rất nhiều sản phẩm kem chống nắng không có chỉ số PA, cũng không có chỉ số PPA, nhất là các sản phẩm từ Mỹ, Anh… Vậy điều đó có phải là da bạn đang không được bảo vệ trước tia UVA nếu dùng những loại kem chống nắng này? Đừng lo lắng, hãy xem trên sản phẩm chống nắng ấy có ghi chữ “Broad- Spectrum” không nhé.

Nếu sản phẩm chống nắng có SPF lớn hơn 15 và ghi chữ Broad Spectrum trên bao bì thì được FPA công nhận đều có khả năng bảo vệ da khỏi 2 tia UVA và UVB. Khi quyết định mua 1 sản phẩm chống nắng, nếu không có PA+ nhưng có SPF và Broad Spectrum thì sản phẩm đủ điều kiện để “chống nắng” cho bạn rồi nhé.

Trên thị thường hiện có rất nhiều dạng kem chống nắng, ngoài ra còn bổ sung thêm các dưỡng chất phù hợp với từng loại da. Hy vọng với các thông tin mà YouMed đã cung cấp, bạn có thể nắm được cơ bản thành phần và công dụng của các loại kem chống nắng. Từ đó, bạn có thể chọn cho mình loại sản phẩm chống nắng phù hợp.

zalo
Hotline: 0989 475 112
popup

Số lượng:

Tổng tiền: